YT285 – Xử phạt bằng đào tạo và khen thưởng
Ý tưởng “Xử phạt bằng đào tạo và khen thưởng” đã ra đời với kỳ vọng xây dựng nên một cộng đồng giao thông đầy đủ ý thức. Đây là giải pháp vô cùng hữu dụng, chắc chắn nó sẽ giúp giải quyết rốt ráo tình trạng vi phạm nồng độ cồn trong giao thông như hiện nay. Ý tưởng này sẽ mang đến một hình thức xử phạt vô cùng thoải mái và thuyết phục cho những người vi phạm nồng độ cồn mà vẫn đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Mục đích của giải pháp “Xử phạt bằng đào tạo và khen thưởng”:
– Góp phần giải quyết tận gốc tình trạng vi phạm nồng độ cồn trong tham gia giao thông. – Tạo điều kiện cho người vi phạm được học tập, được đóng góp những việc làm có ích cho xã hội, được chia sẻ những điều tích cực, được yêu thương, được phát triển đức sống cộng đồng…, và được trở thành người thực sự có ý thức.
– Tạo điều kiện cho mọi người luôn được thân thiện, đoàn kết và cùng nhau tôn trọng pháp luật. – Góp phần xây dựng văn hóa học tập thường xuyên và rộng khắp cả nước.
– Hướng tới mở rộng áp dụng cho tất cả các tình trạng vi phạm pháp luật khác để từ đó góp phần tạo dựng nên một cộng đồng có đầy đủ ý thức về mọi khía cạnh trong đời sống.
Các bước thiết lập giải pháp:
Bước 1: Cải tiến mức xử phạt hiện tại và bổ sung phương thức xử phạt theo giải pháp mới – Đối với người điều khiển xe máy
Hình phạt (dùng giải pháp mới) áp dụng cho người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn | |||
Mức vi phạm nồng độ cồn | Mức tiền phạt | Hình phạt bổ sung | Ghi chú |
Chưa vượt quá 50 miligam/ 100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng. – Trong đó phí đào tạo chiếm 20% / 1 lần học lại. – 80% số tiền còn lại sẽ được hoàn trả người vi phạm nếu người vi phạm tham gia tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc thực hiện đào tạo người khác theo chỉ định từ luật và theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. | – Tạm thu giấy phép lái xe (sẽ trả lại sau khi người vi phạm hoàn thành xong các hình phạt bắt buộc) – Bắt buộc phải học lại kiến thức 1 lần. – Nếu người vi phạm tự nguyện đăng ký và tham gia 1 lần tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc 1 lần thực hiện đào tạo người khác về kiến thức đã học thì sẽ được hoàn trả 80% số tiền đã nộp phạt (việc này sẽ được thông báo, hướng dẫn và đánh giá cụ thể từ cơ quan chức năng). | Các thông tin thay đổi sẽ được cập nhật lại vào điều khoản trong luật |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/ 100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng. – Trong đó phí đào tạo chiếm 30% / 2 lần học lại. – 70% số tiền còn lại sẽ được hoàn trả người vi phạm nếu người vi phạm tham gia tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc thực hiện đào tạo người khác theo chỉ định từ luật và theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. | – Tạm thu giấy phép lái xe (sẽ trả lại sau khi người vi phạm hoàn thành xong các hình phạt bắt buộc) – Bắt buộc phải học lại kiến thức 2 lần. – Nếu người vi phạm tự nguyện đăng ký và tham gia 2 lần tuyên truyền về an toàn giao thông, hoặc 2 lần thực hiện đào tạo người khác về kiến thức đã học, hoặc tổng cả hai hoạt động là 2 lần thì sẽ được hoàn trả 70% số tiền đã nộp phạt, trong đó cứ mỗi lần hoàn thành theo quy định thì sẽ được hoàn trả 1/2 số tiền trong số 70% còn lại (việc này sẽ được thông báo, hướng dẫn và đánh giá cụ thể từ cơ quan chức năng). | Các thông tin thay đổi sẽ được cập nhật lại vào điều khoản trong luật |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng. – Trong đó phí đào tạo chiếm 40% / 3 lần học lại. – 60% số tiền còn lại sẽ được hoàn trả người vi phạm nếu người vi phạm tham gia tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc thực hiện đào tạo người khác theo chỉ định từ luật và theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. | – Tạm thu giấy phép lái xe (sẽ trả lại sau khi người vi phạm hoàn thành xong các hình phạt bắt buộc) – Bắt buộc phải học lại kiến thức 3 lần. – Nếu người vi phạm tự nguyện đăng ký và tham gia 3 lần tuyên truyền về an toàn giao thông, hoặc 3 lần thực hiện đào tạo người khác về kiến thức đã học, hoặc tổng cả hai hoạt động là 3 lần thì sẽ được hoàn trả 60% số tiền đã nộp phạt, trong đó cứ mỗi lần hoàn thành theo quy định thì sẽ được hoàn trả 1/3 số tiền trong số 60% còn lại (việc này sẽ được thông báo, hướng dẫn và đánh giá cụ thể từ cơ quan chức năng). | Các thông tin thay đổi sẽ được cập nhật lại vào điều khoản trong luật |
– Đối với người điều khiển ô tô:
Hình phạt (sau cải tiến – dùng giải pháp mới) áp dụng cho người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn | |||
Mức vi phạm nồng độ cồn | Mức tiền phạt | Hình phạt bổ sung | Ghi chú |
Chưa vượt quá 50 miligam/ 100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng. – Trong đó phí đào tạo chiếm 20% / 1 lần học lại. – 80% số tiền còn lại sẽ được hoàn trả người vi phạm nếu người vi phạm tham gia tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc thực hiện đào tạo người khác theo chỉ định từ luật và theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. | – Tạm thu giấy phép lái xe (sẽ trả lại sau khi người vi phạm hoàn thành xong các hình phạt bắt buộc) – Bắt buộc phải học lại kiến thức 1 lần. – Nếu người vi phạm tự nguyện đăng ký và tham gia 1 lần tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc 1 lần thực hiện đào tạo người khác về kiến thức đã học thì sẽ được hoàn trả 80% số tiền đã nộp phạt (việc này sẽ được thông báo, hướng dẫn và đánh giá cụ thể từ cơ quan chức năng). | Các thông tin thay đổi sẽ được cập nhật lại vào điều khoản trong luật |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/ 100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 9 triệu đồng. – Trong đó phí đào tạo chiếm 30% / 2 lần học lại. – 70% số tiền còn lại sẽ được hoàn trả người vi phạm nếu người vi phạm tham gia tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc thực hiện đào tạo người khác theo chỉ định từ luật và theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. | – Tạm thu giấy phép lái xe (sẽ trả lại sau khi người vi phạm hoàn thành xong các hình phạt bắt buộc) – Bắt buộc phải học lại kiến thức 2 lần. – Nếu người vi phạm tự nguyện đăng ký và tham gia 2 lần tuyên truyền về an toàn giao thông, hoặc 2 lần thực hiện đào tạo người khác về kiến thức đã học, hoặc tổng cả hai hoạt động là 2 lần thì sẽ được hoàn trả 70% số tiền đã nộp phạt, trong đó cứ mỗi lần hoàn thành theo quy định thì sẽ được hoàn trả 1/2 số tiền trong số 70% còn lại (việc này sẽ được thông báo, hướng dẫn và đánh giá cụ thể từ cơ quan chức năng). | Các thông tin thay đổi sẽ được cập nhật lại vào điều khoản trong luật |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng. – Trong đó phí đào tạo chiếm 40% / 3 lần học lại. – 60% số tiền còn lại sẽ được hoàn trả người vi phạm nếu người vi phạm tham gia tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc thực hiện đào tạo người khác theo chỉ định từ luật và theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. | – Tạm thu giấy phép lái xe (sẽ trả lại sau khi người vi phạm hoàn thành xong các hình phạt bắt buộc) – Bắt buộc phải học lại kiến thức 3 lần. – Nếu người vi phạm tự nguyện đăng ký và tham gia 3 lần tuyên truyền về an toàn giao thông, hoặc 3 lần thực hiện đào tạo người khác về kiến thức đã học, hoặc tổng cả hai hoạt động là 3 lần thì sẽ được hoàn trả 60% số tiền đã nộp phạt, trong đó cứ mỗi lần hoàn thành theo quy định thì sẽ được hoàn trả 1/3 số tiền trong số 60% còn lại (việc này sẽ được thông báo, hướng dẫn và đánh giá cụ thể từ cơ quan chức năng). | Các thông tin thay đổi sẽ được cập nhật lại vào điều khoản trong luật |
– Đối với người điều khiển xe đạp:
Hình phạt (sau cải tiến – dùng giải pháp mới) áp dụng cho người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn | |||
Mức vi phạm nồng độ cồn | Mức tiền phạt | Hình phạt bổ sung | Ghi chú |
Chưa vượt quá 50 miligam/ 100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền 100 ngàn đồng. – Trong đó phí đào tạo chiếm 50% / 1 lần học lại. – 50% số tiền còn lại sẽ được hoàn trả người vi phạm nếu người vi phạm tham gia tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc thực hiện đào tạo người khác theo chỉ định từ luật và theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. | – Bắt buộc phải học lại kiến thức 1 lần. – Nếu người vi phạm tự nguyện đăng ký và tham gia 1 lần tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc 1 lần thực hiện đào tạo người khác về kiến thức đã học thì sẽ được hoàn trả 50% số tiền đã nộp phạt (việc này sẽ được thông báo, hướng dẫn và đánh giá cụ thể từ cơ quan chức năng). | Các thông tin thay đổi sẽ được cập nhật lại vào điều khoản trong luật |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/ 100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. – Trong đó phí đào tạo chiếm 50% / 2 lần học lại. – 50% số tiền còn lại sẽ được hoàn trả người vi phạm nếu người vi phạm tham gia tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc thực hiện đào tạo người khác theo chỉ định từ luật và theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. | – Bắt buộc phải học lại kiến thức 2 lần. – Nếu người vi phạm tự nguyện đăng ký và tham gia 2 lần tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc 2 lần thực hiện đào tạo người khác về kiến thức đã học hoặc tổng cả hai hoạt động là 2 lần thì sẽ được hoàn trả 50% số tiền đã nộp phạt, trong đó cứ mỗi lần hoàn thành theo quy định thì sẽ được hoàn trả 1/2 số tiền trong số 50% còn lại (việc này sẽ được thông báo, hướng dẫn và đánh giá cụ thể từ cơ quan chức năng). | Các thông tin thay đổi sẽ được cập nhật lại vào điều khoản trong luật |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. – Trong đó phí đào tạo chiếm 50% / 3 lần học lại. – 50% số tiền còn lại sẽ được hoàn trả người vi phạm nếu người vi phạm tham gia tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc thực hiện đào tạo người khác theo chỉ định từ luật và theo hướng dẫn của cơ quan chức năng. | – Bắt buộc phải học lại kiến thức 3 lần. – Nếu người vi phạm tự nguyện đăng ký và tham gia 3 lần tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc 3 lần thực hiện đào tạo người khác về kiến thức đã học hoặc tổng cả hai hoạt động là 2 lần thì sẽ được hoàn trả 50% số tiền đã nộp phạt, trong đó cứ mỗi lần hoàn thành theo quy định thì sẽ được hoàn trả 1/3 số tiền trong số 50% còn lại (việc này sẽ được thông báo, hướng dẫn và đánh giá cụ thể từ cơ quan chức năng). | Các thông tin thay đổi sẽ được cập nhật lại vào điều khoản trong luật |
Bước 2: Xây dựng chương trình đào tạo cho 1 lần học bao gồm những kiến thức sau:
TT | Loại kiến thức (học phần) | Thời gian học | Hình thức học | Ghi chú |
1 | Tác dụng và tác hại của nồng độ cồn | 30 phút | – Đào tạo trực tiếp tại cơ sở – Các bài học đều trực quan và có kèm theo minh họa bằng hình ảnh và video. | Sau mỗi lần học sẽ có bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập. – Bài kiểm tra được thể hiện cả dạng viết và dạng nói. – Nếu đạt kiểm tra, người vi phạm sẽ không phải học lại. – Nếu không đạt kiểm tra, người vi phạm sẽ phải học lại và chi phí cho 1 lần học lại bằng chi phí cho 1 lần học như đã quy định. |
2 | Cách sử dụng an toàn đối với đồ ăn uống có cồn | 30 phút | ||
3 | Kiến thức về an toàn giao thông | 60 phút | ||
4 | Những giá trị tốt đẹp của luật pháp | 30 phút | ||
5 | Nhân cách sống (gồm kiến thức về đức sống cộng đồng và lòng nhân ái…) | 30 phút |
Bước 3: Sắp xếp nơi đào tạo và cơ sở đào tạo:
– Nơi đào tạo: Tại địa phương của những người vi phạm cư trú (không vượt ra ngoài phạm vi tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương, nghĩa là những người vi phạm cư trú cùng một tỉnh hoặc cùng một thành phố trung ương sẽ được sắp xếp đào tạo chung tại cùng một địa điểm vẫn thuộc trong tỉnh hoặc thành phố trung ương của những người vi phạm đó).
– Địa điểm đào tạo: Được tổ chức trong trụ sở công an, trong các trung tâm đào tạo lái xe, trong các nhà văn hóa hoặc trong Ủy ban nhân dân… (phụ thuộc số lượng và khoảng cách đi lại của những người vi phạm tham gia học và phụ thuộc vào sự sắp xếp phù hợp của cơ quan chức năng).
– Không gian đào tạo: Tại phòng đào tạo, phòng họp, phòng hội thảo, hội trường… (phụ thuộc số người vi phạm tham gia học vào sự sắp xếp phù hợp của cơ quan chức năng).
– Trang thiết bị và dụng cụ giảng dạy, học tập: Đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn đào tạo do pháp luật quy định, riêng vở và bút viết thì học viên phải tự túc mang đi.
Bước 4: Hướng dẫn và sắp xếp cho người vi phạm tham gia học lại kiến thức bắt buộc – Trong biên bản vi phạm sẽ được bổ sung nội dung hướng dẫn cho việc học lại, kế hoạch học lại dự kiến, kế hoạch thông báo lại và thông tin liên hệ của cơ quan chức năng.
– Đồng thời tại thời điểm lập biên bản với người vi phạm, người thi hành nhiệm vụ sẽ hướng dẫn thêm và trả lời các câu hỏi liên quan từ người vi phạm.
– Quy định khoảng thời gian phải thực hiện và hoàn thành nghĩa vụ cho 1 lần đào tạo lại là không quá 1 tháng kể từ ngày lập biên bản vi phạm. Nếu trong khoảng thời gian này, người vi phạm không tham gia học lại mà không có lý do chính đáng thì người vi phạm sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
– Sau mỗi lần hoàn thành việc học lại thì người vi phạm đều được kiểm tra và đánh giá kết quả học tập một cách nghiêm túc. Nếu không đạt yêu cầu thì người vi phạm phải tiếp tục học lại và chi phí cho một lần học lại phát sinh này cũng bằng với chi phí cho 1 lần học lại như ban đầu.
Bước 5: Hướng dẫn và sắp xếp cho người vi phạm đăng ký tự nguyện tham gia tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc đăng ký tham gia đào tạo người khác để nhận “khen thưởng”. – Ngay trong buổi đào tạo bắt buộc, người vi phạm sẽ được thông báo và hướng dẫn về cách tình nguyện đăng ký tham gia tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc đăng ký tham gia đào tạo người khác do cơ quan chức năng sắp xếp cùng các điều kiện cũng như tiêu chí để được “khen thưởng” – (hoặc để được nhận lại một phần khoản tiền đã nộp phạt).
– Quy định khoảng thời gian bao gồm cả đăng ký và thực hiện tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc đào tạo người khác là 3 tháng kể từ ngày hoàn thành lần học bắt buộc cuối cùng. Trong khoảng thời gian 3 tháng, nếu người vi phạm không đăng ký hoặc đã đăng ký nhưng chưa thực hiện thì sẽ không được đánh giá “khen thưởng” nữa và toàn bộ số tiền đã nộp phạt sẽ được sung vào công quỹ.
– Hàng tháng, người vi phạm sẽ nhận được thông báo kế hoạch cùng nội dung triển khai của các đợt tuyên truyền về an toàn giao thông và các đợt đào tạo để người vi phạm lựa chọn đăng ký tham gia. Hình thức thông báo sẽ được cơ quan chức năng gửi qua trang tin, qua số điện thoại hoặc qua các kênh truyền thông liên quan.
– Sau mỗi lần hoàn thành thực hiện tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc thực hiện đào tạo người khác thì người vi phạm sẽ được nhận lại một phần tiền đúng như quy định ở “Bước 1”.
– Việc người vi phạm tham gia tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc thực hiện đào tạo người khác sẽ được lưu lại bằng hình ảnh, bằng video, bằng văn bản rồi chia sẻ qua các kênh truyền thông để cho toàn dân được biết.
Bước 6: Xây dựng các kênh truyền thông gắn liền với thói quen tiếp cận tin tức của người dân. – Hiện nay, phần lớn người dân mà nhất là thế hệ trẻ luôn thích xem tin tức trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như: You Tube, Facebook, TikTok…, nên việc lập thêm các kênh truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến đó sẽ giúp cho kiến thức được lan tỏa mạnh mẽ, thường xuyên và rộng khắp với nhiều người.
– Nhiệm vụ của các kênh truyền thông này là chia sẻ kiến thức về an toàn giao thông, chia sẻ về các hoạt động đào tạo cho người vi phạm, chia sẻ về thành tích học tập của người vi phạm, chia sẻ về những việc làm tốt đẹp của người vi phạm như việc người vi phạm tham gia tuyên truyền về an toàn giao thông, tham gia đào tạo người khác… Đây cũng là cách để mang sự quan tâm, động viên và khích lệ từ đông đảo cộng đồng mạng đến với những thay đổi tích cực của người vi phạm. Nhờ thế mà người vi phạm sẽ có thêm nhiều động lực để phấn đấu trở thành người có ý thức và có ích cho xã hội.
– Các kênh truyền thông cũng giống như những lớp học trực tuyến miễn phí, nó được cập nhật kiến thức liên tục từ cơ quan chức năng, từ sự chia sẻ của cộng đồng mạng và cả từ sự chia sẻ tích cực của những người vi phạm nữa. Mọi người cùng được học tập lẫn nhau, những người có ý thức sẽ làm gương cho những người chưa có ý thức, những người vi phạm sau khi được đào tạo và được đóng góp những việc làm tốt đẹp cho cộng đồng sẽ là những tấm gương thiết thực nhất giúp cho những người đang có ý định vi phạm hoặc những người đã và đang vi phạm mà chưa bị phát hiện sẽ kịp thời dừng lại để sửa đổi bản thân mình. Và cứ như vậy, những kiến thức bổ ích, những hoạt động đào tạo, những tấm gương tốt đẹp sẽ không ngừng được lan truyền đi khắp mọi nơi, đến với tất cả mọi người, để rồi mang lại ý thức đủ đầy cho đất nước chúng ta.
* Giải thích các điểm thay đổi quan trọng:
TT | Các nội dung chú ý | Giải thích ý nghĩa |
1 | Vì sao cải tiến giảm các mức phạt tiền xuống cho cả 3 mức độ vi phạm và cho cả 3 trường hợp điều khiển phương tiện vi phạm? | Mục đích giảm mức phạt tiền là để không gây ra các phản ứng tâm lý tiêu cực cho người vi phạm như: căng thẳng, bức xúc, giận dữ, lo sợ, hoảng loạn… Vì nếu tâm lý tiêu cực xảy ra sẽ dẫn đến các hành vi tiêu cực xảy ra, đó là: tranh cãi, lừa dối, trốn chạy và cao hơn nữa là bạo lực gây nguy hiểm cho xã hội và những người xung quanh. Giảm mức phạt tiền sẽ tạo tâm lý thoải mái dễ hợp tác làm việc, dễ chấp hành quy định xử phạt và dễ dàng nộp phạt đối với người vi phạm. |
2 | Vì sao cho phép những người vi phạm có thể nhận lại một phần khoản tiền đã nộp phạt nếu họ tham gia tuyên truyền về an toàn giao thông hoặc thực hiện đào tạo người khác? | Đây là điều kiện nhân văn, nó hướng đến 3 mục đích to lớn: (1) Nhằm khích lệ người vi phạm làm những việc có ích cho xã hội để giúp họ tăng trưởng niềm tin, niềm tự hào vào chính bản thân mình, đây cũng chính là yếu tố tạo nên động lực thúc đẩy họ không ngừng phấn đấu trở thành người có ý thức. (2) Giúp người vi phạm càng thêm hiểu và nhớ kiến thức hơn. (3) Giúp lan tỏa tinh thần học tập và tình đoàn kết trong cộng đồng. – Điều kiện này còn thể hiện cho người vi phạm thấy rằng, việc xử phạt không phải vì tiền mà là vì muốn giúp cho họ được trở thành người tốt, người có ý thức mà thôi. |
3 | Vì sao những người vi phạm ở mức nồng độ cồn càng cao thì phải học lại càng nhiều? | Đối với những người vi phạm ở mức nồng độ cồn càng cao thì thể hiện rằng những người đó càng thiếu thốn nhiều kiến thức, nên việc đào tạo lại nhiều lần đối với họ là vô cùng cần thiết, vì như vậy sẽ giúp họ được hiểu sâu và nhớ lâu các kiến thức được học, đồng thời cho họ thấy rằng kiến thức và ý thức quan trọng với con người thế nào. |
