YT1062 – Giải pháp Cải tạo hệ thống Hồ Điều hòa/ Công viên hiện tại trở thành Hồ Đa năng, đa mục tiêu, bền vững tại Việt Nam
Tình trạng ùn tắc giao thông, không có điểm đỗ xe… tại các đô thị lớn trên toàn Quốc chủ yếu do: hạ tầng giao thông không đáp ứng được nhu cầu, nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông (bao gồm cả đầu tư công và PPP) còn hạn chế do đó nhóm tác giả mong muốn tìm ra một giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu:
+ Mục tiêu về giao thông: tăng điểm đỗ xe, chống ùn tắc tại các điểm giao thông mật độ cao và huy động nguồn lực tham gia đầu tư vào hạ tầng giao thông;
+ Mục tiêu hình thành một mô hình Hồ Điều hòa bền vững, đa công năng, mục tiêu: đáp ứng các yêu cầu về thẩm mỹ, cảnh quan, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, cải thiện đời sống nhân dân quanh Hồ.
Từ các cơ sở trên, nhóm tác giả đề xuất mô hình Hồ Điều hòa/ Cải tạo Công viên thành Hồ Điều hòa đa năng, đa mục tiêu với phương pháp cải tạo lòng Hồ hiện tại, có tính ứng dụng cao, có khả năng huy động mọi nguồn lực kinh tế, xã hội tham gia đầu tư vào hạ tầng giao thông đô thị.
Đề xuất giải pháp hướng tới các lợi ích đáp ứng các tiêu chuẩn của 01 Hồ bền vững bao gồm 5 yếu tố: An toàn, vệ sinh, môi trường, kinh tế và thẩm mỹ với các Hạng mục dự kiến có trong Giải pháp bao gồm:
+ Giải pháp hỗ trợ đường giao thông quanh Hồ ( khi tắc xe);
+ Có điểm đỗ xe oto, có điểm đỗ xe máy;
+ Có khu vực đường vào dành riêng cho các loại phương tiện và không xung đột giao thông bao gồm: Xe oto, xe máy, đi bộ, đường dành riêng cho người dắt chó/ mèo;
+ Có Giải pháp khai thác kinh tế Hồ ( đến từ 5 nguồn thu chính: Đỗ xe oto, đỗ xe máy, tổ chức sự kiện, kinh doanh theo quy hoạch, Quảng cáo);
+ Có Phương án xử lý nước;
+ Có Giải pháp thu và dấu rác;
+ Có hành lang an toàn;
+ Có mạng lưới thảm thực vật (tỷ lệ xanh hóa ước đạt tăng 300% hiện có);
+ Có hệ thống nhà vệ sinh (dự kiến 40 nhà vệ sinh/1 Hồ)
+ Có hệ thống bể phối hỗ trợ thoát nước sinh hoạt quanh Hồ;
+ Có lắp đặt hệ thống xử lý nước;
+ Có sân khấu ngoài trời;
+ Có phố đi bộ bao gồm: Khu dành cho người dắt xúc vật, hành lang thảm cỏ cắm trại cuối tuần, có hệ thống máy tập thể thao và có hành lang an toàn;
+ Có hệ thống xử lý nước tại các điểm tiếp giáp nước;
+ Có phương án phục vụ tôn giáo của người dân ( hóa vàng, vứt đồ thờ và thả cá dịp cuối năm, phóng sinh….)
+ Có hệ thống bể chứa nước khu mưa và bơm ngược nước cho các hoạt động dân sinh;
+ Có giải pháp tiếp cận phòng cháy chữa cháy toàn Hồ;
+ Có khả năng huy động các nguồn ngân sách đầu tư hiệu quả tương ứng dự án đầu tư;
+ Có phương án/ địa điểm và kinh phí dành cho vận hành Hồ;
+ Chủ động được nguồn kinh phí vận hành trong mọi dòng đời khai thác của Hồ;
+ Rất dễ dàng thi công và khả thi trong thực tế, có ứng dụng cao và khả năng nhân rộng trên phạm vi cả nước với các Hồ có chung tình trạng.
+ Người dân ven hồ được hưởng các tiện ích đẳng cấp và miễn phí ( trừ các dịch vụ hợp tác kinh doanh do Nhà nước quy định và các tiện ích dịch vụ được thành phố phê duyệt giá.
Giải pháp hướng tới 3 hiệu quả trong lĩnh vực giao thông cụ thể như sau:
– Tạo ra một con đường giao thông dưới lòng Hồ có thể sử dụng trong lúc cao điểm/ ách tắc giao thông trên phạm vi quanh Hồ Điều Hòa;
– Tạo ra 250 điểm đỗ xe oto bên dưới lòng Hồ và khoảng 500 điểm đỗ xe máy (phía trên đoạn công viên văn hóa thể thao) – (tính cho Hồ Ngọc Khánh); Tất cả điểm đỗ xe này không ảnh hưởng đến diện tích mặt đường hiện tại và không thu nhỏ diện tích mặt nước của Hồ.
– Huy động được nguồn lực tham gia đầu tư vào hạ tầng giao thông đô thị (trong một cơ chế hợp tác PPP hiệu quả cao) – kỳ vọng lượng vốn tham gia dự kiến khoảng 20.000 tỷ/ 200 Hồ trong giai đoạn 2023-2030.