YT824 – Cọc tiêu tái chế – phân luồng giao thông tại khu vực cổng trường
Ý tưởng nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông ở cổng trường bằng cách phân chia khu vực để xe của phụ huynh khi chờ con sau mỗi giờ học ở cổng trường.
Cũng giống như loại cọc tiêu nhựa được sản xuất hàng loạt và ứng dụng để cảnh báo trên đường, chai nhựa có hình dạng khá giống chiếc cọc tiêu cảnh báo. Theo như em biết , những vùng quê nghèo ở Philipine sử dụng trai nhựa để tỏa nguồn sáng rộng hơn , bởi vậy chai nhựa có khả năng phát quang gián tiếp tốt .Vì lẽ đó , mà ý tưởng cọc tiêu ra đời. Vừa giải quyết được vấn đề hỗn loạn giao thông trong phạm, vi nhỏ mà vừa giải quyết vấn đề môi trường.
Nếu theo cách truyền thống các trường học thường phân luồng khu vực để xe bằng các đường kẻ được sơn trực tiếp, nhưng ít hiệu quả và không bền theo thời gian. Bởi vậy cọc tiêu bằng chai nhựa vừa giải quyết vấn đề kinh tế và vừa bền.
Việc ách tắc ở các khu vực trường học ảnh hưởng nhiều đến các hộ dân cư và các tuyến đường chính, bởi vậy giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông sau giờ học cũng góp phần giảm ùn tắc giao thông xảy ra trên các tuyến đường chính.
Ưu điểm của ý tưởng và so sánh với những giải pháp cũ đã đề ra:
– Bền đẹp và chắc chắn, cọc tiêu có thể dễ dàng nhận diện trên đường, có ưu điểm lớn về mặt thẩm mĩ so với phương pháp dùng vạch kẻ như trước đây, không dễ phai và dễ mất dấu. Dùng vạch kẻ đường là phương pháp tối ưu nhưng dễ phai theo thời gian và không dễ để nhận biết.
– Không chỉ có phương pháp vạch kẻ đường mà các trường học đôi khi sử dụng phương pháp người hướng dẫn phân luồng, tuy nhiên không thật sự hiểu quả bởi tầm nhìn của con người có giới hạn, không thể bao quát toàn bộ khu vực. Từ đó gay ra việc mất thời gian và công sức.
– Có giá trị thực tiễn cao: không chỉ được sử dụng để phân luồng giao thông, với ưu điểm khá gọn và nhẹ có thể áp dụng trong các tiết học hay để căn chỉnh hàng lối mỗi tiết chào cờ hoặc các hoạt động thể thao.
*Về đối tượng thụ hưởng từ giải pháp
+Thụ hưởng trực tiếp: Phụ huynh học sinh và các em học sinh, không còn cảnh phải chen chúc giữa những cung đường chật hẹp mà có sự phân luồng rõ ràng.
+Thụ hưởng gián tiếp: Người dân địa phương trong khu vực: Không còn tồn tại cảnh thiếu thuận tiện trong việc di chuyển .