Tư nhân hóa camera giám sát
- Tư nhân hóa hệ thống camera hỗ trợ giám sát, xử lý vi phạm giao thông trong đô thị
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ người dân chưa có ý thức tốt khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành khi có lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát trên địa bàn hoặc ở những nơi có camera giám sát phạt nguội. Chính vì thế việc xây dựng một hệ thống camera giám sát, xử lý các hành vi sai phạm trên địa bàn đô thị là rất cần thiết. Tuy nhiên, xây dựng một hệ thống camera phủ khắp một địa bàn rộng lớn sẽ hao tốn rất nhiều tài lực của Nhà nước, nhiều đô thi không đủ chi phí để thực hiện nội dung này nên việc mời tư nhân tham gia vào hỗ trợ lắp đặt, quản lý, giám sát và bảo trì sử dụng là điều rất cần thiết, nhưng cũng cần phải có quy chế cụ thể giữa hai bên Nhà nước và tư nhân.
– Cần phải nhìn nhận rằng, tư nhân chỉ làm khi có lợi nhuận, vậy lợi nhuận của việc lắp đặt hệ thống camera giám sát này đến từ đâu? Chính là thu lại từ nguồn phạt từ hình ảnh các camera được lắp đặt này ghi lại. Tư nhân sẽ bỏ một khoản tiền ra để lắp đặt hệ thống camera giám sát theo một tiêu chí được định trước. Nhà nước sẽ tiến hành quản lý kèm theo tư nhân giám sát hoạt động xử phạt và trích một phần tiền phạt lại cho tư nhân để có lợi nhuận trong khoản thời gian nhất định và tư nhân phải chịu trách nhiệm quản lý bảo dưỡng hệ thống camera trong thời gian này. (Gần giống cơ chế BOT trên các tuyến đường giao thông hiện nay)
– Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu theo khu vực trong nội thành các thành phần kinh tế tư nhân sẽ tham gia đấu thầu để đảm bảo công bằng. Tư nhân sẽ giám sát tất cả các trường hợp vi phạm được ghi nhận và biết được khung hình phạt của từng trường hợp để thống kê.
– Sau khi hệ thống lắp đặt xong sẽ tiến hành vận hành hệ thống. Hệ thống sẽ vận hành theo các bước sau:
Bước 1: Camera ghi nhận hình ảnh, video vi phạm ATGT báo về hệ thống quản lý xác nhận (Nhà nước phụ trách và tư nhân giám sát). Sau đó, chuyển hình ảnh, video cho tổ tuần tra gần nhất để xử lý.
Bước 2: Tổ tuần tra nhận được thông tin và hình ảnh tiến hành xử phạt tùy theo trường hợp, có thể tiến hành chặn xe xử phạt hoặc theo dõi trên camera chờ người vi phạm dừng xe để đến xử phạt bằng hình ảnh, video được ghi nhận (xử phạt nguội nếu có thể). Hạn chế tối đa trường hợp đuổi bắt gây mất an toàn gia thông trên địa bàn đô thị.
Bước 3: Báo cáo lại hình thức xử phạt và mức phạt trên hệ thống để tư nhân giám sát và thống kê. Đảm bảo minh bạch, công khai tài chính.
Các địa bàn ít người qua lại mà tư nhân không trực tiếp đầu tư, Nhà nước có thể bỏ vốn để tiến hành lắp đặt hệ thống camera để giúp hệ thống quản lý có tính liên tiếp, phủ sóng rộng khắp đô thị.
- Ứng dụng “Giao thông văn minh”
Hiên nay đang có rất nhiều ứng dụng liên quan đến an toàn giao thông đã được phổ biến đến người dùng trên toàn quốc. Tuy nhiên, hầu hết các ứng dụng chỉ mang tính tham khảo, hiểu biết về pháp luật chứ chưa có một ứng dụng nào thật sự quản lý người dùng tham gia giao thông. Cụ thể, ta cần xây dựng một ứng dụng mang lại nhiều tiện ích để thu hút người dùng tải và sử dụng thường xuyên, để thu hút được người dùng, những tiện ích đó phải có tính thu hút như: làm thủ tục online giảm bớt gánh nặng hành chính; đóng phạt bằng ví điện tử trên ứng dụng, cung cấp những ưu tiên đặc biệt cho những người có đóng góp cho giao thông công cộng; cập nhật những tin tức giao thông ở từng địa bàn nhất định, cập nhật ùn tắc trên các tuyến đường kịp thời và hướng dẫn đi đường khác, xếp hạng người dùng đóng góp để đạt được những tiện ích nhất định.
– Ứng dụng phải được xây dựng có hệ thống quản lý chất lượng không thể làm qua loa và thường xuyên cập nhật nhũng sửa đổi, bổ sung để dễ sử dụng nhất cho người dùng.
– Ứng dụng được đăng ký bằng các thông tin chính chủ để dễ quản lý như: Số điện thoại chính chủ, căn cước công dân, bằng lái xe hoặc có thể chụp hình nhận diện cùng căn cước công dân như một số ví điện tử hiện nay đang dùng; đăng ký các biển số xe hiện đang quản lý, sử dụng; ứng dụng có thể ẩn danh người dùng trên bảng xếp hạng nếu người dùng mong muốn;
– Các tiện ích ứng dụng có thể mang lại: làm thủ tục hành chính online, đăng ký lịch làm việc, giờ làm việc online; xử phạt hành chính bằng ví điện tử trên ứng dụng giúp đơn giản thủ tục và thời gian cho người dùng; dựa theo vị trí hiện tại có thể có bản đồ chỉ dẫn riêng, cập nhật thường xuyên các tuyến đường ùn tắc, các tuyến đường xấu, khó đi, những cập nhật này có thể do chính người dùng cập nhật để kịp thời hướng dẫn phương tiện di chuyển trên tuyến đường khác.
Thông qua bảng xếp hạng tỉnh thành, cả nước để ưu đãi những người dùng có đóng góp cho cộng đồng giao thông như: ưu tiên làm các thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước; Ưu tiên giảm hình phạt hành chính các lỗi vi phạm nhẹ, có thể được tuyên dương, tặng giấy khen, bằng khen và vật chất để ủng hộ tinh thần người dùng. Có thể nghiên cứu các lợi ích khác tốt hơn để lôi kéo người dùng sử dụng và đóng góp cho giao thông cộng đồng.
– Hình thức xếp hạng người dùng: Thông qua cộng điểm hoặc trừ điểm người dùng để tổng kết xếp hạng hàng tháng, quý, năm ở từng địa phương và trên cả nước.
Hình thức cộng điểm có thể đến từ các hoạt động như: hàng tháng không có vi phạm an toàn giao thông nào được ghi nhận; Cung cấp thông tin phục vụ công tác điều tra tai nạn giao thông, giúp đỡ người bị nạn khi tham gia giao thông; giúp cập nhật tình hình giao thông ở các tuyến đường kẹt xe, đường xấu, đường ngập, khó đi hoặc không đi được. Gửi hình ảnh, video qua ứng dụng tố giác các vi phạm giao thông, các hành vi gây mất an toàn giao thông khác; Tích cực tham gia xây dựng cộng đồng “Giao thông văn minh”. Tùy vào tính chất, mức độ mà hệ thống cần xây dựng điểm cộng, điểm trừ cho phù hợp.
Vui lòng xem chi tiết tại link: https://drive.google.com/drive/folders/1zdkuHdtBGSGT-2MbcDO8lObO6DoDRrXn?usp=share_link
